VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Với diện tích gần 10 triệu km vuông, Canada nghiễm nhiên là quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Liên bang Nga. Biên giới của Canada chạy dọc Biển Atlantic ở phía Đông, Biển Thái Bình Dương ở phía Tây, biển Arctic ở phía Bắc và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) ở phía Nam.
Lãnh thổ Canada được ghép từ nhiều khu vực khác nhau, từ các ngọn núi gai góc ở phía tây đến các cộng đồng trang trại nơi thảo nguyên, từ những nhà máy điện công nghiệp ở Ontario đến nền văn hóa Pháp dân của Québec, từ những làng đánh cá lâu đời ở bờ biển đông đến những đợt tuyết trắng ở phía Bắc. Vẻ đẹp thiên nhiên phong phú, đa dạng đã trở thành một biểu tượng đầy kiêu hãnh của Canada.
Đa phần diện tích của Canada là đồng bằng, với núi đồi ở phía đông và thảo nguyên ở khu vực miền trung. Khoảng 90% trên tổng 35 triệu dân số đang sinh sống tại Canada cư ngụ cách biên giới Mỹ không quá 160 km. 70% số đó sống ở các thành phố hoặc thị trấn lớn. Ngoài ra, Canada còn là quốc gia có lượng hồ và nội thủy nhiều nhất thế giới. Số lượng hồ ở Canada lên đến 2 triệu, chiếm 7,6% (755,180 km2) nguồn nước ngọt ở đây.
KHÍ HẬU
Canada có khí hậu lạnh. Nhiệt độ mùa đông thấp, trung bình từ 2,5°C đến -10°C (đôi khi có thể hạ thấp hơn) nhưng mùa hè dễ chịu với độ ấm trong khoảng 16°C đến 28°C ở các khu vực phía Nam. Nhiệt độ cao nhất của Canada vào mùa hè là 35°C và thấp nhất là -40°C vào mùa đông.
NỀN KINH TẾ
Canada trong tốp 10 các quốc gia có nền công nghiệp sản xuất hàng đầu thế giới.
Nền công nghiệp sản xuất của Canada tập trung chủ yếu ở Ontario và Quebec với một số ngành chủ yếu như thực phẩm và giải khát, giấy, hàng hóa tổng hợp, kim loại nguyên thủy, kim loại nhân tạo, sản phẩm hoá dầu, sản phẩm hóa học.
Các khu vực Atlantic, Vùng thảo nguyên và Khu Thái Bình dương ở Canada hướng tới phát triển kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên như các hoạt động đánh bắt, lâm nghiệp và khai thác mỏ. Các tỉnh thuộc Vùng thảo nguyên phụ thuộc vào nông nghiệp và dầu mỏ, trong khi nền công nghiệp chính của British Columbia là lâm nghiệp, khai thác mỏ và du lịch.
Những năm gần đây, Alberta đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Canada nhờ nguồn tài nguyên và lượng xăng dầu dồi dào phong phú.
HỆ THỐNG GIÁO DỤC
Canada là cái nôi của nhiều học viện hàng đầu thế giới.
Canada có hệ thống giáo dục công lập mạnh và được chú trọng đầu tư, phát triển. Hệ thống giáo dục ở Canada được quản lý ở cấp tỉnh nên sẽ có một số khác biệt nhất định giữa các tỉnh. Tuy nhiên, do vẫn chịu sữ giám sát chung của liên bang, tiêu chuẩn giáo dục vẫn thống nhất trên toàn quốc gia.
Canada có cả hệ thống giáo dục công lập và tư thục. Chính phủ Canada tài trợ 6% GDP quốc gia vào giáo dục từ bậc mẫu giáo đến sau phổ thông, cao hơn mặt bằng chung của các nước khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
Về tổng quan, hệ thống giáo dục được chia thành ba cấp:
- Tiểu học
- Phổ thông
- Sau phổ thông
Canada là một trong những quốc gia có trình độ học vấn cao nhất thế giới. Năm 2015, 90% dân số Canada từ 25 – 64 tuổi đả hoàn thành bậc phổ thông, và 66% hoàn tất chương trình hậu phổ thông. Những số liệu này vượt mức trung bình 78% và 40% của các quốc gia khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
HỆ THỐNG Y TẾ & CHĂM SÓC SỨC KHỎE
Canada có hệ thống y tế công cộng cung cấp các dịch vụ hồi sức cấp cứu cho toàn thể công dân và thường trú nhân ở Canada.
Dù hệ thống y tế được quản lý riêng bởi Bộ y tế của mỗi tỉnh, chính phủ liên bang vẫn thống nhất các quy định chung cho hệ thống y tế trên toàn quốc.
Chỉ có ba tỉnh thu phí y tế là British Columbia, Alberta và Ontario. Các tỉnh và địa phận còn lại trích ra từ thuế. Chính phủ tỉnh bang phải chịu trách nhiệm điều hành và quản lý hệ thống y tế trong quyền hạn của họ.